Monday, 4 September 2023

Những cổ phiếu nào sẽ thu hút dòng tiền ngoại nếu chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi?

 

Trong trường hợp MSCI nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi, dự kiến có 6 cổ phiếu hưởng lợi khi đạt yêu cầu về vốn hoá, vốn hoá tự do lưu hành và thanh khoản của thị trường mới nổi.

 

Khả năng Việt Nam sẽ được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp sớm nhất vào kỳ đánh giá tháng 3/2025 và chính thức lọt rổ chỉ số các thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE vào kỳ đánh giá tháng 9/2025.

 

Khi Việt Nam được FTSE nâng hạng, quy mô dòng vốn thụ động chảy vào thị trường sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong danh mục chỉ số các thị trường mới nổi của FTSE. VPBankS ước tính giá trị dòng vốn thụ động chảy vào thị trường Việt nam sẽ đạt khoảng 297,4 triệu USD.

 

Đối với MSCI, hiện thị trường Việt Nam vẫn là thị trường cận biên theo các tiêu chí phân loại của MSCI và vẫn chưa nằm trong danh sách được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi với nhiều tiêu chí cần cải thiện để đủ điều kiện nâng hạng. Trong khi đó, nút thắt liên quan đến thanh toán bù trừ không có thấu chi và ứng trước tiền sẽ phụ thuộc vào thời gian hệ thống giao dịch chứng khoán mới (KRX) hoàn thành và triển khai.

 

Trong trường hợp hệ thống KRX đi vào hoạt động năm 2023, Việt Nam có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI trong kỳ đánh giá thường niên tháng 6/2024 trước khi được thông báo nâng hạng lên thị trường mới nổi kỳ đánh giá tháng 6/2025 và chính thức được vào rổ một năm sau đó tháng 6/2026.

Sóng nâng hạng có thể đưa VN-Index lên 1.535 điểm vào năm 2025

Trong trường hợp MSCI nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi, dự kiến có 6 cổ phiếu được hưởng lợi mạnh mẽ như HPG, VNM, VIC, MSN, VHM, VCB khi đạt yêu cầu về vốn hoá, vốn hoá tự do lưu hành và thanh khoản của thị trường mới nổi.

 

Hiện vẫn còn quá sớm để ước tính khối lượng vốn sẽ chảy vào thị trường Việt Nam khi MSCI nâng hạng thị trường, bởi quy mô dòng vốn chảy vào thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào độ hấp dẫn của Việt Nam so với các thị trường khác, còn quy mô dòng vốn thụ động sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong danh mục chỉ số các thị trường mới nổi của MSCI.

Dựa trên giá trị tài sản một số quỹ ETF, giá trị dòng vốn thụ động tối thiểu chảy vào thị trường Việt Nam đạt khoảng 321 triệu USD. Trong khi đó, tổng giá trị các quỹ đầu tư chủ động và thụ động tham chiếu MSCI Emergin Markets ước đạt 376 tỷ USD tính đến hiện tại (theo Bloomberg).

Do đó, với tỷ trọng trên, Việt Nam có thể thu hút dòng vốn tối đa khoảng gần 1 tỷ USD trong năm 2025 – 2026. Tuy nhiên, ông Trần Hoàng Sơn cho rằng con số 1 tỷ USD chỉ là con số mang tính chất gợi mở, dòng vốn đầu cơ có thể lên đến gấp 3-4 lần. Như vậy, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ có khoảng 3-4 tỷ USD chảy vào thị trường Việt Nam.

“Theo thống kê trên các thị trường lớn, trước 2 năm vào Emerging Markets thị trường sẽ tăng rất mạnh. Sau khi trải qua ba con sóng liên quan đến WTO, thoái vốn và Covid-19, chúng ta kỳ vọng con sóng lớn tiếp theo sẽ đến từ nâng hạng thị trường”, Giám đốc Nghiên cứu VPBankS đánh giá.

Thống kê trong 20 năm trở lại đây, mỗi lần thị trường vào pha tăng mới thường đà tăng sẽ rất mạnh. Kỳ vọng dài hạn cho 1-2 năm tới, quy mô thị trường sẽ càng ngày lớn khi thị trường chính thức được nâng hạng.

“Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập, việc nâng hạng sớm hay muộn chắc chắn sẽ xảy ra. Những phiên 2 - 3 USD, thậm chí 5 tỷ USD sẽ xuất hiện giúp VN-Index vượt đỉnh cũ lên 1.535 điểm vào năm 2025", Giám đốc Chiến lược VPBankS chia sẻ.

Share:

Monday, 7 August 2023

Lần đầu tiên có "bảo hiểm mất điện", chi trả cho thực phẩm trong tủ lạnh, phí dùng đèn pin khi mất điện kéo dài


Nhật Bản vốn nổi tiếng bởi những dịch vụ độc đáo, và lần này đất nước hoa anh đào cũng làm cho không ít người ngỡ ngàng khi cung cấp dịch vụ “bảo hiểm mất điện”
Chắc hẳn loại hình bảo hiểm này sẽ giúp ích cho không chỉ các bà nội trợ mà còn cả những hộ kinh doanh nhỏ.



Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhiều loại hình bảo hiểm đã ra đời để đáp ứng nhu cầu của con người: bảo hiểm xe cộ sử dụng khi tham gia giao thông, bảo hiểm y tế sử dụng khi thăm khám sức khỏe và cả những loại đặc biệt hơn như bảo hiểm vị giác cho một nhà phê bình ẩm thực hay bảo hiểm đôi chân của một cô người mẫu. Nhưng có lẽ bạn chưa từng nghe về “bảo hiểm mất điện”.





Lần đầu tiên tại Osaka, Nhật Bản, Công ty Điện lực Kansai (KEPCO) và một công ty con của một công ty bảo hiểm lớn của Nhật Bản kết hợp cùng hãng bảo hiểm lớn phát hành một hợp đồng bảo hiểm cá nhân để trang trải cho các thiệt hại, chi phí phát sinh do mất điện.

Bảo hiểm này chi trả tới 10.000 yên (khoảng 1.6 triệu VNĐ) chi phí phát sinh do mất điện đối với khách hàng sử dụng dịch vụ điện của công ty trên sống ở khu vực Kansai, chẳng hạn như chi phí để mua thực phẩm thay thế các đồ đã bị hỏng bên trong tủ lạnh. Mức phí bảo hiểm cần nộp hàng tháng cho hợp đồng này chỉ là 100 yên (hơn 16.000 VNĐ).



Bảo hiểm sẽ được áp dụng khi xảy ra mất điện kéo dài ít nhất năm giờ. Khi đó, một khoản tiền cố định 2.000 yên (khoảng 335.000 đồng) sẽ được chuyển tới bạn để mua các thực phẩm thay thế trong tủ lạnh, các khoản chi khác như đèn hay pin để thắp sáng sẽ được thanh toán sau, dựa trên chi phí thực tế. Tình trạng mất điện sẽ được phía doanh nghiệp kiểm tra bằng công tơ thông minh lắp đặt tại các hộ gia đình.

"Mất điện hiếm khi xảy ra, nhưng khi xảy ra, chúng có thể gây ra thiệt hại to lớn", một quan chức của công ty điện KEPCO cho biết khi họ kêu gọi người dân mua bảo hiểm.

Theo Tổ chức điều phối điện lưới liên khu vực Nhật Bản, số lần mất điện ở khu vực Kansai trung bình là 0,17 lần/hộ gia đình trong 5 năm gần đây, tính đến năm 2021, đây là một con số tương đối thấp. Tuy nhiên, những lần mất điện đó kéo dài trung bình 87 phút, gây lo ngại về khả năng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.

Bên cạnh đó, Nhật Bản là đất nước phải chứng kiến nhiều thảm họa thiên nhiên như mưa lũ, động đất hay thậm chí là sóng thần, làm tăng nguy cơ mất điện kéo dài. Nên việc phát triển các dịch vụ này là thiết yếu.


Vậy bạn nghĩ sao về loại hình bảo hiểm này?

Theo The Mainichi
Share:

Tuesday, 11 July 2023

Những nguyên tắc đầu tư của huyền thoại William J. O'Neil

 William O’Neil là nhà đầu tư tài ba và là người sáng lập Investor's Business Daily. Ông cũng là tác giả của nhiều tựa sách nổi tiếng về giao dịch chứng khoán, tiêu biểu nhất là Make Money in Stocks (Làm giàu từ chứng khoán) và 24 Essential Lessons for Investment Success (24 bài học cần thiết để đầu tư thành công).

 Tác giả William O'Neil – Cha đẻ chiến lược CANSLIM – ECCthai

William O'Neil sinh năm 1933 và vừa qua đời vào ngày 29/05/2023. Năm 1958, ông bắt đầu làm công việc môi giới chứng khoán tại Hayden, Stone & Company. Tại đây, ông phát triển phương pháp đầu tư CANSLIM nổi tiếng.

Ông mua một chỗ trên NYSE ở tuổi 30. Vào thời điểm đó, ông là người trẻ nhất làm việc này. Năm 1963, ông thành lập công ty môi giới William O'Neil & Co. Inc. và năm 1964, ông thành lập tờ báo kinh doanh Investor's Business Daily.

*Trong suốt cuộc đời đầu tư lỗi lạc, dưới đây là 26 câu nói nổi tiếng nhất của nhà đầu tư tài ba này.*

1. Khi mọi người chạy loanh quanh để ca ngợi cổ phiếu nào đó, những người thấy điều đó có lẽ đã mua rồi, và tại thời điểm đó, xu hướng duy nhất của cổ phiếu này là giảm giá. Nói cách khác, khi mọi thứ rõ ràng và nhiều người phấn khích, thì thường đã quá muộn.

2. Ý kiến, cảm xúc, hy vọng và niềm tin cá nhân về thị trường cổ phiếu thường sai và nguy hiểm. Trong khi đó, sự thật và thị trường hiếm khi sai.

3. Một nhà giao dịch vĩ đại từng nói rằng chỉ có hai cảm xúc trên thị trường: Hy vọng và sợ hãi. Vấn đề duy nhất là chúng ta hy vọng khi lẽ ra nên sợ hãi, và chúng ta lại sợ hãi vào lúc nên hy vọng.

4. Đừng bao giờ tranh cãi với thị trường. Sức khỏe và sự bình an trong tâm hồn quan trọng hơn bất kỳ cổ phiếu nào.

5. Một trong những nghịch lý lớn của thị trường là cổ phiếu nào trông có vẻ đắt sẽ tiếp tục lên cao hơn, trong khi những cổ phiếu trông có vẻ rẻ lại thường giảm sâu hơn.

6. Cách nhanh nhất để trắng tay trên thị trường là cố gắng chứng minh rằng bạn đúng và thị trường sai.

7. 90% người tham gia thị trường chứng khoán, cả chuyên nghiệp và nghiệp dư, đều mắc một lỗi giống nhau là chưa làm đủ bài tập về nhà.

8. Đa dạng hóa quá mức là lá chắn bảo vệ cho sự thiếu hiểu biết.

9. Mục đích là động lực mạnh mẽ hơn so với tiền bạc. Khi được trả không nhiều như bạn muốn, mục đích cuộc đời sẽ giúp bạn tiếp tục làm việc một cách xuất sắc. Khi được trả nhiều tiền hơn mức bạn nghĩ mình có thể kiếm, mục đích cuộc đời cũng sẽ là lý do để bạn tiếp tục làm việc một cách xuất sắc.

10. Nhà đầu tư thường chốt lãi những cổ phiếu mới tăng, nhưng lại kiên trì nắm giữ những cổ phiếu thua lỗ. Điều này hoàn toàn ngược lại với quy trình đầu tư đúng đắn. Các nhà đầu tư nên cắt lỗ nhanh và để lãi chạy.

11. Người dẫn đầu thị trường số một không phải là công ty lớn nhất hay công ty có thương hiệu nổi tiếng nhất, đó là công ty có mức tăng trưởng thu nhập hàng quý và hàng năm, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu và hành động giá tốt nhất.

12. Việc mua cổ phiếu đang trên đà giảm giá rất nguy hiểm và có thể mất hết tiền. Vì vậy, hãy dừng thói quen nguy hiểm này lại. Bất cứ ai mua cổ phiếu đang trên đà giảm giá vì nhìn chúng có vẻ rẻ, rồi sẽ rút ra được bài học cay đắng rằng đây là cách khiến họ lỗ nặng hơn.

13. Khi bạn mắc sai lầm trên thị trường cổ phiếu, điều đúng đắn duy nhất là sửa sai. Đừng cố chống lại nó. Sự kiêu hãnh và cái tôi không bao giờ có kết quả tốt đẹp.

14. Hãy thống kế những sai lầm của bạn bằng biểu đồ, nghiên cứu chúng và viết thêm một số quy tắc để sửa chữa những sai lầm và hành động từng khiến bạn mất tiền.

15. Hãy luôn nghĩ đơn giản. Đầu tư đã là việc đủ khó khăn rồi. Tuân thủ các quy tắc cơ bản của CANSLIM và đừng phức tạp hóa nó với những suy nghĩ khôn lỏi.

16. Dần dần, bạn sẽ học rút ra rằng chỉ có 1 hoặc 2 trong số 10 cổ phiếu bạn mua thực sự nổi bật và có khả năng tăng giá trị gấp đôi, gấp ba hoặc nhiều hơn.

17. Mua một cổ phiếu mà không biết khi nào hoặc tại sao bạn nên bán nó cũng giống như mua một chiếc ô tô không có phanh, hay như ở trên một chiếc thuyền không có thiết bị cứu hộ, hay như tham gia các khoá học bay mà chỉ dạy cách cất cánh nhưng không dạy cách hạ cánh.

18. Không có lý do gì để nhà đầu tư trong một thị trường tăng giá lại mua hoặc gắn bó với một cổ phiếu có hiệu suất kém với Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là 10, 20, 30, 40 hoặc 50. Thị trường sẽ cho bạn biết rằng khoản đầu tư đó là lựa chọn tương đối tệ hoặc tầm thường.

19. Khi bạn có vẻ đang đi đúng hướng, cứ tiếp tục.

20. Điều đầu tiên tôi rút ra được về cách đạt hiệu suất vượt trội không phải là mua cổ phiếu đang gần chạm đáy, mà là mua cổ phiếu đang bứt lên khỏi các nền giá và bắt đầu tạo đỉnh mới.

21. Bí mật để thắng lớn trên thị trường cổ phiếu không phải nằm ở việc lúc nào cũng phải đúng, mà là cố gắng lỗ ít nhất có thể mỗi khi bạn sai.

22. Học cách luôn luôn bán cổ phiếu một cách nhanh chóng khi mới lỗ nhẹ, hơn là chờ đợi và hy vọng chúng sẽ quay đầu.

23. Sai lầm phổ biến trong đầu tư là không hiểu tầm quan trọng của việc mua các công ty chất lượng cao.

24. Phần lớn nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm cố chấp giữ cổ phiếu thua lỗ của họ khi mới lỗ nhẹ. Họ có thể thoát hàng với mức thiệt hại thấp, nhưng vì cảm xúc và bản tính con người, họ tiếp tục chờ đợi và hy vọng cho đến khi khoản lỗ của họ lớn hơn và thiệt hại nặng nề.

25. Nếu sở hữu một danh mục cổ phiếu, trước tiên bạn phải học cách bán những cổ phiếu tệ nhất và giữ những cổ phiếu tốt nhất lâu hơn một chút.

Kim Dung (Tổng hợp)

quotes ( https://groups.io/g/quotes/topics )

Share:

Bài viết ngoài

Tiep Thi Kinh Doanh

sanphamtaichinh.com

VNCommerce Blog

Doanh Nghiep

Thao Moc Garden

Thị Trường Tài Chính

Tiếp Thị Kinh Doanh

Dịch